0949 90.96.98
0949 90 96 90
Trang chủ Tin tức

Cách độ xe ô tô, xe tải, trang trí xe không vi phạm luật giao thông đường bộ?

Danh mục xe
Cách độ xe ô tô, xe tải, trang trí xe không vi phạm luật giao thông đường bộ?
Độ xe ô tô là cụm từ dùng chung cho tất cả các tác động đến thiết kế nguyên bản từ 1 cái, 1 cụm hoặc nhiều chi tiết bất kỳ trên xe ô tô như thay đổi, thêm hoặc tháo bỏ theo ý thích của người trực tiếp sử dụng.

- Ở Việt Nam, việc độ xe ô tô diễn ra rất phổ biến, không ít chủ phương tiện không tiết tiền có thể chi tiền độ xe lên đến hàng trăm triệu đồng, một số trường hợp đặc biệt tiền độ xe có thể ngang với giá trị chiếc xe họ đang sở hữu chỉ bởi họ thích sự khác biệt, việc độ - chế - thay đổi hầu như là chuyện bình thường đối với người chủ phương tiện. Các loại độ - chế - thay đổi trên ô tô phổ biến như độ đèn pha, độ ốp má đèn pha, độ mặt ga-lăng, độ mâm-lốp, độ âm thanh, độ chống ồn, độ cammera hành trình, độ gập gương tự động, độ thùng xe tải, độ phanh, độ pô (ống xả), độ hệ thống treo, tự ý thay đổi màu sơn, thay đổi kích thước xe, ....vv.

- Việc độ xe đã trở nên phổ biến nhưng ít ai có kiến thức về độ - chế xe như thế nào để không bị phạt thì lại rất ít người biết. Đặc biệt, cuối năm 2022 tình hình đăng kiểm trở nên khó khăn, quay về thiết kế nguyên bản, nhưng nếu các bạn đã thuộc nhóm độ chế này thì đây sẽ là nhật ký cầm tay hữu ích cho các bạn. Độ chế làm sao để vừa tăng vẻ đẹp của xe, vừa an toàn cho mình và những phương tiện tham gia giao thông khác, đáng đồng tiền độ xe lại đúng quy định về kiểm định để lưu hành không bị phạt là cả một vấn đề dài?. Sau đâu, Xe chuyên dùng An Khang xin tóm tắt những nội dung phổ biến nhất sẽ chia sẽ cho quý khách hàng những hạn mục trang trí độ chế đẹp như ý mà lại không bị phạt nha.

  1. Độ đèn ô tô: mục đích cải thiện được thiết kế nguyên bản có phần bắt mắt hơn, cải thiện tầm nhìn khi đi vào ban đêm nhưng cường độ ánh sáng và tầm chiếu không được ảnh hưởng đến phương tiện xung quanh, khi thay đổ bóng đèn như LED, Xenon để sáng hơn khoảng 3000 – 4000 lumens/ bóng, nhưng phải kiểm soát được tầm chiếc sáng đúng với thiết kế ban đầu.
  2. Độ mặt ga-lăng:  là vị trí giữa 2 đèn pha trước của ô tô, chất liệu là nhựa với 1 số dòng xe cao cấp còn được ốp thêm Crome có nhiều lỗ họa tiết có chức năng chính là giải nhiệt động cơ. Khi thay đổi mặt ga-lăng thì vẫn phải đảm bảo chức năng bảo vệ động cơ và giải nhiệt động cơ. Mặt ga-lăng khuyên dùng là nhựa cứng mạ crome vì loại này giá thành hợp lý, nhiều mẫu mã, khối lượng nhẹ khi di chuyển tốc độ cao hoặc địa hình xấu sẽ không làm hỏng các chân liên kết với đèn pha như mặt ga-lăng inox.
  3. Độ mâm lốp: độ mâm lốp được hiểu là thay đổi mâm lốp cùng thông số chứ không phải lên hoặc xuống kích thước mâm lốp nguyên bản ban đầu của xe, đơn vị đo của mâm là inch. Đây là 1 trong những cách phổ biến giúp chiếc xe của bạn khi di chuyển trở nên cuốn hút hơn. Mâm lốp nên có khối lượng và kích thước tương ứng với nguyên bản để xe ổn định hơn, trường hợp nếu mâm lốp độ nặng hơn nhiều sơ với thiết kế sẽ nặng xe và tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn, trường hợp mâm lốp độ nhẹ hơn sẽ làm xe thiếu ổn định khi di chuyển ở vận tốc cao.
  4. Độ âm thanh: Công dụng thực của độ âm thanh là cải thiện chất lượng âm thanh hay hơn, chuyên nghiệp hơn bản gốc của xe với mục đích để thư giãn, sảng khoái tinh thần giúp người lái và người ngồi trên xe tỉnh táo hơn. Lưu ý, âm thanh của xe không được quá to người trong xe sẽ không nghe được những âm thanh ở ngoài qua đó rất khó hỗ trợ khi có sự cố xảy ra.
  5. Độ thùng xe tải: đối với xe tải thì sẽ có bộ phận đặc biệt là thùng xe, bộ phận này mình chỉ được thay đổi vật liệu cấu thành của thùng, không được thay đổi kích thước nguyên bản. Việc thay đổi vật liệu đóng thùng có thể nặng hơn so với nguyên bản để thùng xe trở nên cứng cáp và bắt mắt hơn nhưng phải đáp ứng được tiêu chí khối lượng không được quá nặng. Tùy vào số tấn mà ta sẽ có số kg sai số khác nhau. Việc cải tạo – nâng cấp thùng nặng hơn sẽ giảm tải cho phép chở của xe.
  6. Độ phanh: việc độ phanh, thay đổi thiết kế phanh như chuyển từ phanh thủy lực sang phang khí là vi phạm pháp luật. Độ phanh thắng được hiểu là tăng cường, hỗ trợ hệ thống phanh thắng nguyên bản sao một thời gian sử dụng đã hao mòn. Việc tăng cường hỗ trợ hệ thống phanh nguyên bản là điều được khuyến khích do nó đảm bảo an toàn cho người trên xe và người tham gia giao thông.
  7. Độ ống xả hay còn gọi là độ pô: việc này phổ biến ở ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống. Giúp xe có âm thanh ngầu hơn so với thiết kế ban đầu. Nhưng nó phải đáp ứng về cường độ âm thanh quy định nếu không bạn sẽ là người đóng phạt thường xuyên. Mức âm thanh quy định tối đa cho ô tô có âm lượng tiêu chuẩn phải nằm trong ngưỡng dưới 74 decibel (dB), vượt qua mức này người điều khiển và người chủ phương tiện sẽ bị phạt. Tương tự việc Độ còi xe hay độ kèn xe: mức âm thanh quy định tối đa cho ô tô có âm lượng tiêu chuẩn phải nằm trong ngưỡng từ 90dB(A) đến 115dB(A), âm thanh phát ra nhỏ hơn 90dB(A) hay lớn hơn giá trị âm lượng 115dB(A) đều không đạt.
  8. Thay đổi màu sơn xe: sẽ bị phạt trong trường hợp các bạn không đổi cà vẹt xe (đăng ký xe). Hồ sơ thủ tục thay đổi màu sơn xe rất đơn giản, đối với ô tô chi phí thay đổi màu sơn xe chỉ mất 150.000 VNĐ. Các bạn đem xe đến Phòng CSGT Huyện, thành phố nơi các bạn cư trú làm tờ khai đăng ký thay đổi màu sơn xe, trong vòng 2 ngày sẽ cấp đổi cà vẹt xe (đăng ký xe) theo yêu cầu của bạn.
  9. Thay đổi kích thước xe: Không được thay đổi kích thước nguyên bản như vệt bánh xe, chiều dài cơ sở, khoảng sáng gầm xe, ...vv. Việc thay đổi kích thước xe được hiểu theo nghĩa có thể cắt ngắn thùng xe đối với xe tải, thay đổi kích thước theo công năng của xe tải, thay đổi kích thước chi tiết phụ không làm ảnh hưởng đến nguyên bản ban đầu.
  10. Thêm ốp trang trí, dán decal chữ trên xe ô tô không bị phạm luật do chỉ mang tính chất trang trí, giải trí, không làm thay đổi kết cấu của xe. Việc dán decal trang trí không nên quá lạm dụng dán hết nguyên xe ô tô sẽ gây xao lãng không tập trung khi lái xe, đối với trường hợp dán quá nhiều decal sẽ được Công An nhắc nhở vì sự an toàn của bạn.
  11. Các trường hợp khác không vi phạm lỗi độ chế hay thay đổi thiết kế xe khi tham gia giao thông như: Độ màn hình ô tô, độ gập gương, độ cách âm, dán phản quang chống chói, độ ghế hơi – ghế điện,....vv.

Mức phạt khi độ chế xe sai quy định là bao nhiêu? Theo nghị định 100/2019/NĐ-CP thì việc tự ý thay đổi kết cấu và hiện trạng của xe ô tô sẽ bị xử phạt hành chính. Mức xử phạt này sẽ tùy thuộc vào những động thái, hành vi của chủ xe tác động lên phương tiện. Ngoài ra, Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định phạt tiền đối với các trường hợp ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dụng,… với chủ xe có hành vi tự ý thay đổi tổng thành khung, động cơ, tự ý thêm bớt ghế, giường nằm, tự ý thay đổi tính năng xe. Mức phạt sẽ tùy thuộc vào từng sai phạm và từng loại xe.

 

icon

Lượt xem: 20862

Các tin liên quan

Xe bồn chở xăng dầu, Xe bồn xăng dầu, Bồn HINO chở xăng dầu, Xe bồn Hyundai, Xe chở xăng dầu, xe xăng dầu

Xe bồn chở xăng dầu, Xe bồn xăng dầu, Bồn HINO chở xăng dầu, Xe bồn Hyundai, Xe chở xăng dầu, xe xăng dầu